Tin thị trường

CÁC DOANH NGHIỆP NÊN ÁP DỤNG NHỮNG BIỆN PHÁP NÀO ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG?

04/05/2023

Công nghiệp hóa là nền tảng của sự thịnh vượng, nếu không có thương mại thế giới vẫn sẽ sống trong một nền văn minh của nông nghiệp. Sự thay đổi này bắt đầu ở Vương quốc Anh, giai đoạn này được gọi là Cách mạng Công nghiệp (cuối những năm 1800 đến 1900) và là nguyên mẫu cho sự phát triển công nghiệp hiện đại ở Châu Âu và Hoa Kỳ (OkCredit, 2021).

Nhưng mang theo sự thay đổi đó là những cỗ máy sản xuất hàng loạt với việc tận dụng những nhiên liệu thô gây ô nhiễm mỗi trường như than đá và dầu cá voi. Tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng gần như đã xóa sổ toàn bộ quần thể cá nhà táng trên Trái đất. Nhờ những nỗ lực sâu rộng của các nhà bảo vệ môi trường mà chúng ta đã tránh được một sự kiện mang cấp độ tuyệt chủng do con người gây ra.

Thậm chí cho đến ngày nay, các doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục tạo ra sự tàn phá đối với môi trường. Mặc dù vậy, cũng đã có những doanh nghiệp sử dụng cách tiếp cận thân thiện hơn với môi trường và giảm thiểu khí thải carbon. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của công nghiệp hóa vượt xa những rủi ro ngắn hạn do ô nhiễm môi trường gây ra.

MÔI TRƯỜNG ĐÃ BỊ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO?

  • Động thực vật hoang dã: Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống và thiếu hụt nguồn cung cấp thực phẩm của động và thực vật. Ô nhiễm không khí mang lại những cơn mưa acid có khả năng giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất và đầu độc động vật hoang dã gây tổn thương cơ quan nội tạng, khả năng sinh sản thấp hơn và nguy cơ tuyệt chủng. Những ảnh hưởng về sức khỏe của bất kỳ loài nào đều có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của các loài phụ thuộc. Ví dụ, sự giảm thiểu về số lượng cá thể của một số loài cá gây bất lợi cho đại bàng, chim ưng biển và nhiều loài động vật khác phụ thuộc vào cá làm nguồn thức ăn. Việc tuyệt chủng sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái cũng như chuỗi thức ăn trong tự nhiên (Government of Canada, 2021).

  • Sương mù bụi mịn: xe cộ và các nhà máy tạo ra các chất gây ô nhiễm phổ biến khác, bao gồm nitơ oxit, lưu huỳnh điôxít và hydrocacbon. Những hóa chất này phản ứng với ánh sáng mặt trời để tạo ra một lớp sương mù dày đặc mang theo vô số chất ô nhiễm trong không khí, điều này có thể gây nguy hiểm ngay cả khi các chất gây ô nhiễm là vô hình. Nó có thể khiến con người mắc các chứng bệnh như bỏng mắt, khó thở và cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi (National Geographic).

  • Bãi rác thải: Khi rác hữu cơ trong các bãi rác phân hủy, khối lượng lớn khí mêtan được giải phóng. Khí mê-tan hấp thụ nhiệt của mặt trời nhiều hơn 84 lần so với khí carbon dioxide, điều này khiến nó trở thành một trong những loại khí thải nhà kính mạnh nhất và góp phần lớn vào biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, chất thải rò rỉ từ các bãi rác thải chứa amoniac và các chất độc như thủy ngân sẽ làm ô nhiễm các nguồn nước lân cận (Kayla Vasarhelyi, 2021).

CÁC DOANH NGHIỆP NÊN ÁP DỤNG NHỮNG BIỆN PHÁP NÀO ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG?

  • Kinh tế tuần hoàn: Kinh tế tuần hoàn là mô hình sản xuất và tiêu dùng mới tận dụng tối đa các nguồn nguyên liệu có sẵn bằng cách áp dụng ba nguyên tắc cơ bản: giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế. Ý tưởng nảy sinh từ việc bắt chước theo Tự nhiên, nơi mọi thứ đều có giá trị và mọi thứ đều có thể được sử dụng, nơi chất thải trở thành một nguồn tài nguyên mới. Như tên gọi của nó, bản chất của mô hình này là các nguồn tài nguyên được giữ trong việc kinh doanh và sản xuất càng lâu càng tốt, giúp chúng ta có thể sử dụng chất thải mà chúng ta tạo ra trong quá trình sản xuất làm nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp khác tận dụng (Repsol).

  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa dùng một lần và không thể tái chế.
  • Yêu cầu nhà cung cấp sử dụng các sản phẩm thay thế nhựa hoặc sử dụng các loại nhựa dễ tái chế như PET, HDPE, LDPE và PP.
  • Áp dụng các chính sách “Trách nhiệm với Môi trường” (Corporate Environmental Responsibility), còn được gọi là “Green CSR”. Thuật ngữ này có nghĩa là Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, và nó đề cập đến nghĩa vụ giảm hoặc loại bỏ tác động tiêu cực mà các công ty gây ra cho môi trường.  Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những công ty áp dụng chính sách “Trách nhiệm với Môi trường” để duy trì và cải thiện chất lượng môi trường trong thời gian dài có thể “đạt được lợi thế cạnh tranh”. Điều này không chỉ vì họ có thể giảm chi phí bằng cách tái chế và tái sử dụng, mà còn vì danh tiếng của họ được cải thiện đối với khách hàng và các bên liên quan (Stillman).

Việc đẩy lùi và hạn chế sự tàn phá đối với môi trường không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp.

Để thể hiện trách nhiệm với môi trường của mình, Tòa nhà Capital Tower cũng đã và đang xây dựng nên một không gian làm việc xanh với hệ thống cây xanh trải khắp 24 tầng của tòa nhà. Đặc biệt, Capital Tower cũng dành riêng tầng thứ 24 của mình để tạo nên một khu vườn trên cao với không gian thoáng đãng và tươi mát bên cạnh Linh Ứng Điện. Ngoài ra, việc hưởng ứng Giờ trái đất cũng không nằm ngoài hoạt động thường niên của tòa nhà.

Hy vọng những thông tin bổ ích trên đây có thể giúp bạn và doanh nghiệp của bạn trở nên “Xanh” hơn và thân thiện hơn với môi trường.

Capital Tower tự hào là một trong các tòa nhà văn phòng hạng A ở khu vực quận Hoàn Kiếm với nhiều tiện ích đi kèm ngay trong tòa nhà như là Phòng tập Yoga; nhà hàng An Lạc Chay; Phòng Họp - Hội Nghị trang bị đầy đủ thiết bị, quy mô từ 20-110 người; Điện Linh Ứng.

Quý Đối tác/Doanh nghiệp quan tâm và muốn tìm hiểu thêm thông tin thuê văn phòng xin liên hệ chúng tôi: 

Hotline: 0913 281 771 

Website: www.capitaltower.vn

Email: kinhdoanh@capitaltower.vn

Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư Thủ Đô

SSI
Forval
DeoCa
BOT
AlStorm
ApaxEnglish
chayanlac
Colasrail
DI
ES
Gohnson
janssen
ManpowerGroup
Microsoft
LienVietPostBank
Shiseido
Shunshing
TLS
Truongthinhphat
VCLI
VHG
Air Liquide
GP Bank
VP Bank